Các căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Các căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là những căn cứ nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trọng Hữu hiện đang sinh sống và làm việc tại Phú Quốc, Kiên Giang, có một thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Các căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là những căn cứ nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! (tronghuu***@gmail.com)

Các căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là những căn cứ được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

a) Phạm vi bảo hộ về tổng thể, từng thành phần của nhãn hiệu; mức độ tương tự của dấu hiệu với nhãn hiệu về tổng thể và với các thành phần có khả năng phân biệt của nhãn hiệu, đặc biệt thành phần gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng;

b) Tính liên quan của hàng hóa, dịch vụ về chức năng, công dụng, thành phần cấu tạo; thực tiễn tập quán mua bán, phân phối, lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; điều kiện, phương thức, địa điểm bày bán, phân phối, tiếp thị, quảng bá, mua bán hàng hóa, dịch vụ;

c) Đặc điểm, mức độ chú ý của người tiêu dùng khi lựa chọn, mua bán hàng hóa, dịch vụ;

d) Những tiêu chí khác như: thực tiễn sử dụng và bảo hộ các nhãn hiệu tương tự cho cùng loại hàng hóa; ảnh hưởng của các yếu tố khác tạo ra sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ bị xem xét với hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ;

đ) Chứng cứ về hậu quả nhầm lẫn đối với người tiêu dùng có thể được sử dụng để hỗ trợ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu nhưng không phải là điều kiện bắt buộc trong việc đưa ra kết luận về khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu.

Trên đây là nội dung câu trả lời các căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào