Phương pháp phơi dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền

Phương pháp phơi dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Uy Nghiêm. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, phương pháp phơi dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Uy Nghiêm (uynghiem*****@gmail.com)

Phơi dược liệu là một bước trong quá trình sơ chế dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm làm khô dược liệu, đảm bảo độ thủy phân, bảo quản dược liệu hoặc giảm tiêu hao năng lượng khi sấy. Giảm tác dụng bất lợi, định hình cho vị thuốc cổ truyền. Hoạt động phơi dược liệu phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.

Phương pháp phơi dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền được quy định tại Điều 8 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

1. Mục đích

a) Làm khô dược liệu, đảm bảo độ thủy phân;

b) Bảo quản dược liệu hoặc giảm tiêu hao năng lượng khi sấy.

2. Kỹ thuật và ứng dụng chế biến

a) Phương pháp phơi trực tiếp dưới nắng:

- Dược liệu sau khi thái phiến được tãi đều lên nong nia, rồi phơi ngoài trời nắng đến khô;

- Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các dược liệu, trừ dược liệu chứa tinh dầu.

b) Phương pháp phơi âm can (không trực tiếp dưới nắng):

- Dược liệu sau khi thái phiến được tãi đều lên nong nia, rồi phơi trong bóng mát, nơi thoáng gió.

- Phương pháp này có thể áp dụng với các dược liệu chứa tinh dầu như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô...

3. Yêu cầu chất lượng sau chế biến

a) Đối với phương pháp phơi trực tiếp dưới nắng: Dược liệu khô, mùi thơm đặc trưng của từng dược liệu;

b) Đối với phương pháp phơi âm can: Dược liệu khô hoặc gần khô, không bị mất mùi, biến màu.

Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp phơi dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào