Lựa chọn dược liệu trong chế biến các vị thuốc cổ truyền
Hoạt động lựa chọn dược liệu trong chế biến vị thuốc cổ truyền được quy định tại Điều 3 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Loại bỏ những bộ phận không dùng, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc;
b) Loại những bộ phận gây ra những tác dụng không mong muốn;
c) Tạo ra sự đồng đều về mặt kích thước giúp cho chế biến.
2. Kỹ thuật và ứng dụng chế biến
a) Bỏ rễ phụ: Chế biến Thạch xương bồ, Thủy xương bồ, Hương phụ, Cẩu tích, Cốt toái bổ...;
b) Bỏ đầu rễ: Chế biến Nhân sâm, Ngưu tất, Đảng sâm...;
c) Bỏ đầu, chân, cánh: Chế biến Ngô công, Toàn yết....;
d) Bỏ lõi rễ: Chế biến Viễn chí, Mạch môn, Tang bạch bì, Mẫu đơn bì, Địa cốt bì...;
đ) Bỏ lông: Chế biến Tỳ bà diệp, Lá hen....;
e) Bỏ lớp bần: Chế biến Quế nhục, Hậu phác, Mẫu đơn bì, Tang bạch bì, Tang chi....;
g) Bỏ rễ, bỏ đốt: Chế biến Ma hoàng....;
h) Bỏ thịt còn sót lại: Chế biến xương động vật: gấu, trâu, bò... gạc (hươu, nai), mai, yếm (quy bản, miết giáp)...
k) Bỏ các tạp chất hữu cơ: Chế biến Thạch cao, Từ thạch....
3. Yêu cầu chất lượng sau chế biến
Sản phẩm đã được loại hết các tạp chất theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động lựa chọn dược liệu trong chế biến vị thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật