Các chế độ phụ cấp khác đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc NSNN

Các chế độ phụ cấp khác đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Đức Thịnh. Tôi đang làm việc trong cơ quan nhà nước tại TPHCM. Vì tính chất công việc, tôi cần tìm hiểu một số quy định của pháp luật về các chế độ phụ cấp khác đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (nguyen_thi***@gmail.com)

Các chế độ phụ cấp khác đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước được quy định tại Khoản 6 Mục IV Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành như sau:

Ngoài các chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư này, tuỳ từng đối tượng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện các chế độ phụ cấp khác theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Chế độ đối với học sinh cơ yếu

1. Đối với học sinh cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân:

Sau khi tốt nghiệp đại học hoặc trung học kỹ thuật mật mã được xét phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

2. Đối với học sinh cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân:

2.1. Đối với học sinh cơ yếu đang hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí:

a) Được hưởng mức phụ cấp sinh hoạt phí bằng mức phụ cấp của cấp bậc quân hàm binh nhì (hệ số phụ cấp mới bằng 0,40 so với mức lương tối thiểu chung). Các chế độ định lượng về ăn, mặc thực hiện như quy định đối với học sinh các trường đào tạo sĩ quan kỹ thuật thuộc quân đội nhân dân.

b) Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã mức 0,1 so với mức lương tối thiểu kể từ ngày có quyết định vào học tại trường.

c) Sau khi học xong ra trường, tuỳ theo trình độ đào tạo được bổ nhiệm vào chức danh nào trong tổ chức cơ yếu thì xếp lương theo quy định đối với chức danh đó, cụ thể như sau:

c1) Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo cao đẳng và đại học, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu cao cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm. Trường hợp tốt nghiệp thạc sỹ được xếp lên bậc 2; tốt nghiệp tiến sỹ được xếp lên bậc 3 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

c2) Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo trung cấp, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu trung cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

c3) Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo sơ cấp, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

d) Việc xếp lương lần đầu đối với học sinh cơ yếu khi tốt nghiệp ra trường và nâng lương thường xuyên đối với người làm công tác cơ yếu học tập tại Học viện Kỹ thuật mật mã do Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ quyết định.

đ) Học sinh cơ yếu tốt nghiệp ra trường mà chưa được bố trí, phân công công tác thì chưa được xếp lương. Những tháng chờ phân công công tác được tiếp tục hưởng sinh hoạt phí. Thời gian tiếp tục hưởng sinh hoạt phí tối đa là 12 tháng.

2.2. Đối với học sinh cơ yếu đang hưởng lương:

Học sinh cơ yếu đang hưởng lương thực hiện các chế độ tiền lương và phụ cấp theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã như đã được hưởng trước khi đi học.

3. Đối với học sinh học tại các trường ngoài ngành cơ yếu, nếu có đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng vào làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu thì phải thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu theo quy định của Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ trước khi được bổ nhiệm vào chức danh cơ yếu. Trong thời gian học tại trường cơ yếu được hưởng sinh hoạt phí; sau khi học xong được bổ nhiệm vào chức danh cơ yếu nào thì xếp lương theo chức danh cơ yếu đó.

4. Đối với công chức, viên chức ngoài ngành cơ yếu, nếu được tuyển dụng vào làm công tác cơ yếu thì phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cơ yếu theo quy định của Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ trước khi được bổ nhiệm vào chức danh cơ yếu. Trong thời gian học tại trường cơ yếu được giữ nguyên mức lương hiện hưởng; sau khi học xong được bổ nhiệm vào chức danh cơ yếu nào thì xếp lương theo chức danh cơ yếu đó.

5. Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ quy định cụ thể chế độ được hưởng đối với học sinh các trường cơ yếu sau khi có ý kiến thống nhất của liên Bộ Nội vụ – Tài chính.

Trên đây là nội dung quy định về các chế độ phụ cấp khác đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào