Phụ cấp thâm niên vượt khung với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước

Phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Quốc Thuận. Tôi đang làm việc trong cơ quan nhà nước tại TPHCM. Vì tính chất công việc, tôi cần tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (thuan***@gmail.com)

Phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước được quy định tại Khoản 5 Mục IV Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành như sau:

5.1. Đối với công chức, viên chức làm việc trong tổ chức cơ yếu:

Công chức, viên chức làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2005/TT-BNV.

5.2. Đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu:

a) Người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, nếu đã có đủ 36 tháng giữ bậc lương cuối cùng trong nhóm chức danh hiện giữ và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Tiết b (b1 và b2) Điểm 3.1 Mục D phần III Thông tư này, thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong nhóm chức danh hiện giữ; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ điều kiện và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

b) Quy định về các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung; về kéo dài thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung; về tính lại chế độ hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong trường hợp bị oan, sai khi bị đình chỉ công tác, tạm giam, tạm giữ, bị kỷ luật; về cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được thực hiện như đối với công chức, viên chức từ loại A0 trở lên quy định tại Điểm 1.2 Mục II, Điểm 1.3, Điểm 1.4 và Điểm 2 Mục III Thông tư số 04/2005/TT-BNV.

c) Việc quyết định hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cao cấp thuộc biên chế trả lương của Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ. Các trường hợp khác thực hiện theo phân cấp hiện hành.

Trên đây là nội dung quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào