Gạo có phải là phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền hay không?
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
Gạo là phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
2. Gạo
Sử dụng gạo nếp hoặc gạo tẻ, thường dùng gạo nếp.
a) Mục đích:
- Làm khô dược liệu quý;
- Làm thơm và vàng đều vị thuốc.
b) Ứng dụng: Chế biến Nhung hươu, Nhân sâm....
Ngoài ra, ngoài gạo thì các loại cám gạo (nếp hoặc tẻ) mới xay, màu hơi vàng nhạt, mịn, thơm; nước có màu trắng, đặc, không có mùi chua, hoặc mùi lạ vũng là phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn về phụ liệu là gạo dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật