Hành vi vi phạm quy định về tình trạng pháp lý phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu như thế nào?

Hành vi vi phạm quy định về tình trạng pháp lý phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Quang Hoà hiện đang sinh sống tại Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Hành vi vi phạm quy định về tình trạng pháp lý phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Quang Hoà (quanghoa***@gmail.com)

Hành vi vi phạm quy định về tình trạng pháp lý phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

1. Hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là việc sử dụng thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó tuy đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ, ví dụ:

a) In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ ® (chỉ dẫn về việc nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

b) In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì sản phẩm, hàng hóa chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như: “sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp”, “sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ độc quyền sáng chế”, “sản phẩm được sản xuất từ quy trình được bảo hộ sáng chế của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ “P” hoặc “Patent” cùng các chữ số (chỉ dẫn về việc sản phẩm được cấp Patent - Bằng độc quyền sáng chế).

Trên đây là nội dung câu trả lời về hành vi vi phạm quy định về tình trạng pháp lý phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu công nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào