Chuyển xếp lương đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức

Chuyển xếp lương đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, do yêu cầu nhiệm vụ được thay đổi công việc được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hải Phong. Tôi đang làm việc trong cơ quan nhà nước tại Hà Nội. Vì tính chất công việc, tôi cần tìm hiểu một số quy định của pháp luật về việc chuyển xếp lương đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, do yêu cầu nhiệm vụ được thay đổi công việc được quy định như thế nào? Văn bản  (phong***@gmail.com)nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.

Chuyển xếp lương đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, do yêu cầu nhiệm vụ được thay đổi công việc được quy định tại Điểm 3 Khoản C Mục III Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành như sau:

Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, do yêu cầu nhiệm vụ được thay đổi công việc:

3.1. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật và quản lý nhà nước về cơ yếu theo quy hoạch, theo yêu cầu công việc được bổ nhiệm giữ chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu quy định tại Thông tư này, thì căn cứ vào hệ số lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng để chuyển xếp vào hệ số lương cấp hàm cơ yếu hoặc hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu cao hơn gần nhất; thời gian nâng bậc lương lần sau được tính theo nguyên tắc quy định tại Điểm 2.1 Mục này.

Ví dụ 4:

Bà Nguyễn Thị B chuyên viên chính, đã xếp lương bậc 5, hệ số lương mới 5,76 từ ngày 01 tháng 6 năm 2005. Theo yêu cầu công việc đến ngày 01 tháng 9 năm 2005 được bổ nhiệm giữ chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu, thì được xếp vào hệ số lương cấp hàm cao hơn gần nhất là 6,00, bậc 5 của bảng lương cấp hàm cơ yếu. Do hệ số chênh lệch giữa lương cấp hàm cơ yếu được xếp (6,00) so với hệ số lương đã hưởng ở ngạch chuyên viên chính (5,76) là 0,24 nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch chuyên viên chính là 0,34 (5,76 – 5,42) nên thời gian nâng lương lần 1 hoặc nâng bậc lương cấp hàm lần sau của bà B được tính kể từ ngày giữ hệ số lương 5,76, bậc 5 ở ngạch chuyên viên chính (ngày 01 tháng 6 năm 2005).

3.2. Trường hợp hệ số lương cấp hàm cơ yếu hoặc hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được xếp theo quy định nêu trên thấp hơn hệ số lương chuyên môn theo ngạch, bậc công chức viên chức cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng thì được bảo lưu hệ số chênh lệch thấp hơn này; hệ số chênh lệch sẽ giảm tương ứng khi được nâng lương cấp hàm hoặc nâng lương lần 1 hoặc lần 2 hoặc nâng bậc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu.

3.3. Trường hợp đã xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương được bổ nhiệm giữ chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ xem xét quyết định xếp lương cấp hàm cơ yếu cho phù hợp.

Trên đây là nội dung quy định về chuyển xếp lương đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, do yêu cầu nhiệm vụ được thay đổi công việc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương viên chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào