Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách là phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số là ai?

Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách là phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số là ai? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Oanh, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Tôi đang tìm hiểu về thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách là phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số là ai? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)     

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành thì: 

Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách h trợ bao gồm: Chồng, con đẻ, con nuôi, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng hoặc người nuôi dưỡng của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Ban biên tập xin thông tin thêm, để được hưởng chính sách hỗ trợ thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

Hồ sơ xét hưởng chính sách hỗ trợ

1. Tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện kê khai trong trường hợp đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đã chết hoặc không biết chữ, sức khỏe yếu, không tự khai được.

2. Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu một số giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 39/2015/NĐ-CP, bao gồm:

a) Giấy đăng ký kết hôn đối với đối tượng hưởng chính sách là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số.

b) Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương đối với trường hợp sinh con thứ ba nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền;

Trên đây là nội dung tư vấn về thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH.

Trân trọng!    

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào