Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Long hiện đang sống và làm việc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Tôi đang tìm hiểu về các di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, theo đó: 

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” làm việc theo nguyên tắc:

a) Thành lập theo từng đợt xét tặng và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

b) Làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

c) Cuộc họp của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tổ chức khi có ít nhất 75% thành viên có tên trong quyết định thành lập Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng Phiếu bầu (Mẫu số 5 và Mẫu số 6);

d) Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp tỉnh trình theo quy trình quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 Nghị định này; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;

đ) Hội đồng cấp tỉnh chỉ trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ chỉ trình Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước chỉ trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt từ 90% số phiếu thành viên đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng;

e) Thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” không là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”;

g) Trong một kỳ xét tặng, thành viên Hội đồng cấp tỉnh không đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước.

Trên đây là tư vấn về nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 62/2014/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa phi vật thể

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào