Quy định về giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 4 Thông tư 56/2014/TT-BGTVT quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4).
2. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3).
3. Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (ATCB).
4. Chứng chỉ nghiệp vụ:
a) Chứng chỉ thủy thủ hạng nhất (TT1), hạng nhì (TT2);
b) Chứng chỉ thợ máy hạng nhất (TM1), hạng nhì (TM2);
c) Chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất (LPT1), hạng nhì (LPT2).
5. Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt:
a) Chứng chỉ điều khiển phương tiện loại I tốc độ cao (ĐKTĐCI);
b) Chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao (ĐKTĐCII);
c) Chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);
d) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);
đ) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD);
e) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất (ATHC);
g) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).
6. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cấp cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
Trên đây là nội dung quy định về giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 56/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật