Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành lập theo mấy cấp?

Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành lập theo mấy cấp? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Hạ Linh hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có dịp đi du lịch cùng công ty ra Huế. Tôi có xem nhã nhạc cung đình Huế. Tôi biết nhã nhạc cung đình Huế là một bộ môn nghệ thuật và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Những nghệ nhân biểu diễn bộ môn này sẽ được công nhận là nghệ nhân nhân dân khi đã cống hiến hết mình cho hoạt động nghệ thuật. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành lập theo mấy cấp? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Nghệ nhân là người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn hoặc một nghề thủ công mĩ nghệ, với trình độ cao. Nghệ nhân đạt đủ tiêu chuẩn sẽ được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân.

Các cấp của Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, theo đó: 

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được thành lập theo 3 cấp:

a) Hội đồng cấp tỉnh;

b) Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ;

c) Hội đồng cấp Nhà nước.

Trên đây là tư vấn về các cấp của Hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 62/2014/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa phi vật thể

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào