Công lệnh tốc độ đường sắt được xây dựng căn cứ vào những yếu tố nào?
Từ ngày 01/7/2018, Luật Đường sắt 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó,Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
Căn cứ xây dựng công lệnh tốc độ đường sắt từ tháng 7/2018 được quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật Đường sắt 2017. Cụ thể như sau:
Công lệnh tốc độ được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt.
Cũng theo quy định này, tải trọng đoàn tàu khai thác không được vượt tải trọng cho phép quy định trong công lệnh tải trọng cho từng khu đoạn, tuyến đường sắt.
Công lệnh tải trọng được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật, khả năng chịu lực của công trình và thiết bị cầu đường.
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đoạn, tuyến đường sắt được giao kinh doanh.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnhtốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị.
Như vậy, từ thời điểm Luật Đường sắt 2017 có hiệu lực, tải trong phương tiện đường sắt đưa vào khai thác không được vượt tải trọng cho phép quy định trong công lệnh tải trọng cho từng khu đoạn, tuyến đường sắt.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về căn cứ xây dựng công lệnh tốc độ đường sắt từ tháng 7/2018. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Đường sắt 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật