Từ tháng 7/2018, hoạt động dồn tàu được thực hiện ra sao?
Từ ngày 01/7/2018, Luật Đường sắt 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó,Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.
Hoạt động dồn tàu được quy định tại Khoản 4 Điều 38 Luật Đường sắt 2017. Cụ thể như sau:
a) Dồn tàu là việc di chuyển đầu máy, toa xe từ vị trí này sang vị trí khác trong phạm vi ga đường sắt, khu gian. Dồn tàu phải thực hiện theo kế hoạch của trực ban chạy tàu ga;
b) Trong quá trình dồn tàu, lái tàu phải tuân theo sự điều khiển của trưởng dồn.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn, Ban biên tập gửi đến bạn một số thông tin về hoạt động chạy tàu như sau:
- Khi chạy tàu, lái tàu phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Điều khiển tàu đi từ ga, thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của trực ban chạy tàu ga.
+ Chỉ được phép điều khiển tàu vào khu gian khi có chứng vật chạy tàu.
+ Chỉ được phép điều khiển tàu vào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh và tín hiệu của trực ban chạy tàu ga.
+ Điều khiển tốc độ chạy tàu theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
+ Trong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc;
- Tàu khách chỉ được chạy khi các cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe hành khách chỉ được mở khi tàu đã dừng hẳn tại ga đường sắt.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hoạt động dồn tàu. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Đường sắt 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật