Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Ngày 28/7/2017, Quyết định 1293/QĐ-BHXH năm 2017 quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam được ban hành.
Theo đó, Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 1120/QĐ-TTg năm 2017. Cụ thể như sau:
Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam (gọi tắt là Cổng Thông tin điện tử) là điểm truy cập duy nhất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên Internet, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng của Ngành Bảo hiểm xã hội, cung cấp thông tin, tiện ích cho người sử dụng thông qua phương thức và giao diện thống nhất.
Về mục đích, Cổng Thông tin điện tử tích hợp thông tin của toàn ngành Bảo hiểm xã hội nhằm giới thiệu về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; các văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các văn bản khác có liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội; tạo lập kênh cung cấp và trao đổi thông tin, dịch vụ công trực tuyến của Ngành; hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận tiện cho người dân và đơn vị sử dụng lao động trong giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội; đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội.
Về yêu cầu, hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam bảo đảm phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc khai thác, tiếp nhận đầy đủ các loại thông tin; xử lý, cập nhật kịp thời các thông tin đó để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 1293/QĐ-BHXH năm 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật