Nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực
Nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2017/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành (có hiệu lực từ ngày 14/09/2017) như sau:
1. Trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện.
2. Giấy phép phát điện được cấp cho tổ chức để thực hiện hoạt động phát điện đối với từng nhà máy điện.
3. Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực được quy định tại bảng sau:
TT |
Lĩnh vực hoạt động điện lực |
Thời hạn tối đa của giấy phép |
1 |
Tư vấn chuyên ngành điện lực |
05 năm |
2 |
Phát điện |
|
a) |
Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
20 năm |
b) |
Nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
10 năm |
3 |
Truyền tải điện |
20 năm |
4 |
Phân phối điện |
10 năm |
5 |
Bán buôn điện, bán lẻ điện |
10 năm |
6 |
Xuất, nhập khẩu điện |
10 năm |
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị thời hạn giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn tối đa của giấy phép hoạt động điện lực thì cấp theo thời hạn đề nghị.
5. Căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có thể cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 12/2017/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật