Trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến 2020 định hướng đến 2030? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Hải hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi hiện đang làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu nông sản. Tôi có nghe về Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến 2020 định hướng đến 2030 được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến 2020 định hướng đến 2030 được quy định tại Mục IV Điều 1 Quyết định 1137/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó: 

Trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến 2020 định hướng đến 2030 bao gồm:

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ:

a) Xây dựng, hoàn thiện quy định về môi trường liên quan đến khai thác, nuôi trồng, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, phù hợp với quy định của quốc tế và các khu vực thị trường nước ngoài.

b) Xây dựng, hoàn thiện quy định về thương hiệu và nhãn hiệu uy tín về môi trường (sử dụng tài nguyên bền vững, sử dụng công nghệ ít phát thải và công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo...).

c) Xây dựng hệ thống đánh giá, xếp hạng, tổ chức công nhận, trao thưởng các hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

d) Xây dựng cơ chế đơn giản hóa thủ tục môi trường cho các doanh nghiệp đa quốc gia đã có hệ thống quản lý, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đã có chứng nhận ISO về quản lý môi trường.

đ) Xây dựng chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và phát minh về công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, chi phí thấp, hiệu quả cao, tạo điều kiện xuất khẩu công nghệ xử lý môi trường.

e) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiện đại.

g) Xây dựng chính sách quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu. Đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền, có chính sách bồi thường phù hợp khi thu hồi đất, khuyến khích phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

Trên đây là tư vấn về trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến 2020 định hướng đến 2030. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1137/QĐ-TTg năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào