Từ ngày 01/07/2018, biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu được quy định như thế nào?

Từ ngày 01/07/2018, biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Liên Hằng, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể theo tôi được biết, đã có những quy định mới về cảnh vệ. Nhưng tôi vẫn chưa nắm rõ lắm biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0909***)

Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu được quy định tại Điều 13 Luật Cảnh vệ 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) như sau:

1. Đối với khu vực làm việc của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:

a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;

b) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực;

c) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;

d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

2. Đối với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:

a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;

b) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;

c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.

Trên đây là nội dung tư vấn quy định về biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu kể từ ngày 01/07/2018. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Cảnh vệ 2017.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào