Thiết lập, duy trì và chuyển giao liên lạc không - địa
Thiết lập, duy trì và chuyển giao liên lạc không - địa được quy định tại Điều 242 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Thiết lập và duy trì liên lạc:
a) Khi thiết lập liên lạc, tổ lái phải sử dụng tên gọi đầy đủ của tàu bay và cơ sở ATS;
b) Khi cơ sở ATS muốn phát các thông báo mang tính chất quảng bá, điện văn phải bắt đầu bằng cụm từ “Tất cả tàu bay” (“All stations”). Trong trường hợp này tổ lái không phải báo nhận;
c) Quy định về mẫu yêu cầu phát lại toàn bộ hoặc một phần điện văn như sau:
Cụm từ |
Ý nghĩa |
SAY AGAIN |
Lặp lại cả điện văn |
SAY AGAIN.. .(item) (Anh hãy nói lại... (thông tin)) |
Lặp lại một vài thông tin riêng |
SAY AGAIN ALL BEFORE ... (the first word satisfactorily received) (Anh hãy nói lại tất cả thông tin trước ...(từ đầu tiên nhận được rõ ràng)) |
Lặp lại một phần điện văn |
SAY AGAIN ALL AFTER ... (the last word sastisfactorily received) (Anh hãy nói lại tất cả thông tin sau ...(từ cuối cùng nhận được rõ ràng) |
Lặp lại một phần điện văn |
SAY AGAIN BETWEEN ... AND... |
Lặp lại một phần điện văn |
SAY AGAIN YOUR CALLSIGN |
Nhắc lại tên gọi |
d) Khi cần sửa lỗi đàm thoại phải sử dụng từ “CORRECTION” (sửa đổi), nhóm hoặc cụm từ đứng cuối được lặp lại và sau đó phát phiên bản chính xác. Khi cần sửa lỗi đàm thoại, nên lặp lại toàn bộ điện văn, đài phát phải sử dụng cụm từ “CORRECTION, I SAY AGAIN” (sửa đổi, tôi nhắc lại) trước khi phát điện văn lần thứ hai;
đ) Khi việc nhận điện văn khó khăn thì các thông tin quan trọng của điện văn phải được phát 2 lần.
2. Chuyển giao liên lạc:
a) Cơ sở chuyển giao liên lạc có trách nhiệm thông báo cho tàu bay tần số liên lạc của cơ sở nhận chuyển giao theo văn bản hiệp đồng điều hành bay. Trong trường hợp không có thông báo này, tàu bay có trách nhiệm thông báo cho cơ sở chuyển giao liên lạc trước khi đổi tần số;
b) Tàu bay được hướng dẫn để chờ (STAND BY) trên một tần số khi dự định rằng cơ sở ATS có trách nhiệm bắt đầu liên lạc và canh nghe (MONITOR) trên tần số mà các thông tin đang được phát.
3. Cấp và nhắc lại huấn lệnh kiểm soát không lưu:
a) Kiểm soát viên không lưu có trách nhiệm cấp huấn lệnh chậm, rõ ràng để tổ lái kịp ghi chép lại và tránh việc phải nhắc lại huấn lệnh gây mất thời gian. Huấn lệnh đường dài phải được cấp cho tổ lái trước khi khởi động động cơ. Kiểm soát viên không lưu không cấp huấn lệnh đường dài cho tổ lái khi đang thực hiện động tác lăn phức tạp, đang lên đường cất hạ cánh hoặc đang thực hiện cất cánh;
b) Trường hợp tổ lái nhắc lại huấn lệnh và chỉ dẫn không chính xác, kiểm soát viên không lưu sử dụng thuật ngữ “NEGATIVE I SAY AGAIN” (không đứng, tôi nhắc lại) và kèm theo các nội dung sửa đổi;
c) Trường hợp có nghi ngờ về việc thực hiện huấn lệnh và chỉ dẫn, kiểm soát viên không lưu phải cấp một huấn lệnh hoặc chỉ dẫn kèm theo cụm từ “IF UNABLE” (nếu không thể) và cấp thêm huấn lệnh hoặc chỉ dẫn dự phòng. Trường hợp không thể thực hiện huấn lệnh hoặc chỉ dẫn thì tổ lái phải báo kiểm soát viên không lưu biết bằng cách sử dụng cụm từ “UNABLE” (không thể) và kèm theo lý do.
Trong đó,
- ATS (Air traffic services): Dịch vụ không lưu.
- Cơ sở ATS: Cơ sở cung cấp ATS.
Trên đây là nội dung tư vấn về thiết lập, duy trì và chuyển giao liên lạc không - địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2017/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật