Quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Anh, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Tôi đang tìm kiếm một số nội dung pháp lý về quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)    

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước được quy định như sau:

1. Các khoản vay của ngân sách nhà nước được thực hiện trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, quản lý, kế toán trên tài khoản của ngân sách các cấp tương ứng.

Trường hợp, dự toán ngân sách địa phương được giao có các khoản vay trong nước và vay từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại, trong quá trình thực hiện được phép giải ngân thêm nguồn Chính phủ vay về cho địaphương vay lại, nhưng phải điều chỉnh giảm tương ứng số vay trong nước để bảo đảm tổng mức vay không vượt quá dự toán được giao.

2. Các khoản vay bằng ngoại tệ được hạch toán kế toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định. Định kỳ vào đầu tháng, Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh lại số dư nợ bằng Đồng Việt Nam của các cấp ngân sách theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định; đồng thời, số phát sinh chênh lệch tăng, giảm (nếu có) tương ứng do đánh giá lại dư nợ được hạch toán, theo dõi riêng trên tài khoản chênh lệch tỷ giá (không hạch toán vào thu, chi ngân sách) để bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách theo đúng tỷ giá đã hạch toán ngân sách tại thời điểm phát sinh khoản vay. Cuối năm, Kho bạc Nhà nước xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định.

3. Các khoản vay thông qua phát hành trái phiếu được hạch toán kế toán theo mệnh giá. Trường hợp có phát sinh chênh lệch giá bán trái phiếu so với mệnh giá và các khoản chiết khấu, chênh lệch mệnh giá của trái phiếu bị hoán đổi và trái phiếu được hoán đổi, thì số chênh lệch được kế toán theo dõi trên tài khoản riêng; cuối năm, trường hợp có chênh lệch lớn hơn mệnh giá, thì hạch toán vào thu của ngân sách, trường hợp nhỏ hơn được hạch toán vào chi của ngân sách.

Trên đây là nội dung tư vấn về quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 342/2016/TT-BTC.

Trân trọng!  

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào