Nhiệm vụ của đoàn thư ký trong quá trình bầu cử của Đảng

Nhiệm vụ của đoàn thư ký trong quá trình bầu cử của Đảng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu về công tác thực hiện việc bầu cử trong Đảng. Qua một số tài liệu, tôi được biết, quá trình diễn ra hoạt động bầu cử trong Đảng có sự tham gia của nhiều thành phần nhân sự, trong đó có đoàn thư ký. Vậy, pháp luật hiện hành quy định ra sao về nhiệm vụ của đoàn thư ký đối với quá trình bầu cử? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Mai Vy (vy***@gmail.com)

Ngày 9/6/2014, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng. Có thể nói, bản Quy chế bầu cử trong Đảng lần này có nhiều nội dung mới so với bản Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây, vừa bảo đảm phát huy dân chủ, vừa tăng cường tập trung và đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng.

Nhiệm vụ của đoàn thư ký trong quá trình bầu cử của Đảng được quy định tại Điều 6 Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng,được hướng dẫn bởi Khoản 4 Hướng dẫn 04-HD/TW. Cụ thể bao gồm:

1- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đoàn chủ tịch, của đại hội liên quan đến bầu cử.

2- Giúp đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi đại hội bầu ban kiểm phiếu.

3- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp ủy khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội.

Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ của đoàn thư ký trong quá trình bầu cử của Đảng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào