Hồ sơ, tài liệu cần có khi khám giám định thương tật lần đầu đối với thương binh

Hồ sơ, tài liệu cần có khi khám giám định thương tật lần đầu đối với thương binh được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một viên chức đang làm việc tại Ban chính sách của phường, có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật như sau: Hồ sơ, tài liệu cần có khi khám giám định thương tật lần đầu đối với thương binh được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Thanh Quân (thanhquan*****@gmail.com)

Hồ sơ, tài liệu cần có khi khám giám định thương tật lần đầu đối với thương binh được pháp luật quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành như sau:

1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền ký tên và đóng dấu (sau đây gọi chung là Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định thương tật lần đầu.

2. Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu.

3. Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.

Trên đây là nội dung câu trả lời về hồ sơ, tài liệu cần có khi khám giám định thương tật lần đầu đối với thương binh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào