Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản vi phạm là gì?
Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 07/2014/TT-BTC Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành thì nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản vi phạm được quy định như sau:
Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 24 Thông tư này. Cụ thể:
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 5, khoản 2 Điều 6, điểm a khoản 3 Điều 7, điểm b khoản 2 Điều 8, khoản 3 Điều 9, điểm c khoản 3 Điều 10, điểm b khoản 3 Điều 11, điểm b khoản 4 Điều 12, điểm b khoản 5 Điều 14, điểm b khoản 6 Điều 19, điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP được thực hiện như sau:
1. Nộp vào ngân sách trung ương đối với các hành vi vi phạm do cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc trung ương thực hiện và các hành vi do các tổ chức, cá nhân khác thực hiện liên quan đến tài sản do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý;
2. Nộp vào ngân sách địa phương đối với các hành vi vi phạm do cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc địa phương thực hiện và các hành vi do các tổ chức, cá nhân khác thực hiện liên quan đến tài sản do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản vi phạm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 07/2014/TT-BTC.
Trân trọng!