Kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân
Kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định về công tác tàng thư căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
1. Kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên, kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí nghiệp vụ, các nguồn kinh phí khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Công an; được sử dụng trong các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác tàng thư căn cước công dân;
b) Xây dựng và cải tạo phòng, kho lưu trữ tàng thư căn cước công dân;
c) Mua sắm thiết bị, phương tiện, tủ, giá để hồ sơ phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân;
d) Bảo quản hồ sơ, tài liệu;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công tác tàng thư căn cước công dân;
e) In ấn biểu mẫu phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân;
g) Tổ chức các lớp tập huấn, các hoạt động khác phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân.
2. Tổng cục Cảnh sát chủ trì phối hợp với Cục Tài chính, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và đầu tư và các đơn vị có liên quan báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt kinh phí thường xuyên bảo đảm cho hoạt động công tác tàng thư căn cước công dân.
Trên đây là nội dung câu trả lời về kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 10/2016/TT-BCA.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật