Việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân

Việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Đức hiện là một trưởng công an xã, vì nhu cầu công việc tôi có tìm hiểu về việc tra cứu tàng thư căn cước công dân, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0977******)

Việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

a) Tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện):

- Trường hợp cần tra cứu tàng thư trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt hồ sơ cần tra cứu và gửi Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu.

- Trường hợp cần tra cứu tàng thư ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.

b) Tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội:

- Trường hợp cần tra cứu tàng thư trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Đội trưởng Đội Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) và giấy tờ đi lại khác hoặc Đội trưởng Đội cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) và giấy tờ đi lại khác (sau đây gọi chung là Đội trưởng Đội căn cước công dân) chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu.

- Trường hợp cần tra cứu tàng thư ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) nơi cần tra cứu.

c) Tại Trung tâm căn cước công dân quốc gia: Giám đốc Trung tâm căn cước công dân quốc gia chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BCA .

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào