Các trường hợp phải tiến hành tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Các trường hợp phải tiến hành tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Thanh Cường. Cho tôi hỏi, trường hợp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị theo thẩm quyền thì phải xử lý như thế nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Thanh Cường (thanhcuong*****@gmail.com)

Các trường hợp phải tiến hành tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Cụ thể là:

- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị hoặc sở hữu theo quy định của pháp luật;

- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan đến vụ án đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ;

- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nhưng không xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý hoặc sở hữu; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội.

Như vậy, trường hợp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị theo thẩm quyền thì phải giao nộp lại cho cơ quan, tổ chức đã quyết định trang bị. Cơ quan, tổ chức quyết định trang bị phải có nghĩa vụ tiếp nhận, thu gôm theo thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp phải tiến hành tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào