Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ bao gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” được quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2014/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ như sau:
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân bao gồm:
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” theo Mẫu số 1 và Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 2 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Có một trong các tài liệu chứng minh những đóng góp đối với việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề: Băng hoặc đĩa hình hoặc ảnh mô tả các kỹ năng, kỹ xảo đang nắm giữ hoặc bản chứng thực trong trường hợp cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện, bản photocopy (có bản gốc để đối chiếu) trong trường hợp cá nhân nộp trực tiếp giấy chứng nhận, quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng, Bằng khen hoặc các tài liệu khác liên quan.
2. Hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ bao gồm:
a) Tờ trình của Hội đồng cấp tỉnh theo Mẫu số 4 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, ‘‘Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 7 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Biên bản họp Hội đồng cấp tỉnh theo Mẫu số 8 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 5, số 6 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Biên bản họp lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở hoặc hội nghề nghiệp theo Mẫu số 3 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b Khoản này theo Mẫu số 9 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh.
3. Hồ sơ của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình Hội đồng cấp Nhà nước bao gồm:
a) Tờ trình của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo Mẫu số 4 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 7 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Biên bản họp Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo Mẫu số 8 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 5, số 6 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghi định này;
d) Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b Khoản này theo Mẫu số 9 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
4. Hồ sơ của Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Tờ trình của Hội đồng cấp Nhà nước theo Mẫu số 4 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 7 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Biên bản họp Hội đồng cấp Nhà nước theo Mẫu số 8 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 5, số 6 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b Khoản này theo Mẫu số 9 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước.
Trên đây là nội dung quy định về hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 123/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật