Những đơn vị nào giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Các đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước được quy định tại Khoản 1 đến 17 Điều 3 Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó bao gồm:
1. Vụ Bảo hiểm xã hội.
2. Vụ Bình đẳng giới.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Thanh tra.
8. Văn phòng.
9. Cục Việc làm.
10. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
11. Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
12. Cục An toàn lao động.
13. Cục Người có công.
14. Cục Trẻ em.
15. Cục Bảo trợ xã hội.
16. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
17. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Trong đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng. Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính có 04 phòng. Thanh tra có 07 phòng. Văn phòng có 10 phòng.
Cục Quan hệ lao động và Tiền lương; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có 05 phòng. Cục Việc làm; Cục An toàn lao động; Cục Trẻ em có 06 phòng. Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Cục Người có công có 07 phòng.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 14/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật