Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa

Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Hoàng Mai, em đang là sinh viên năm cuối tại ĐH Ngoại thương Hà Nội. Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em, cụ thể tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (mai***@gmail.com)

Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa được quy định tại Điều 102 Luật Quản lý ngoại thương 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:

- Trước hoặc sau khi biện pháp kiểm soát khẩn cấp được ban hành, bãi bỏ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp có trách nhiệm tham vấn các đối tác thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có liên quan quy định chi tiết việc tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp.

Trên đây là nội dung quy định về tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào