Các trường hợp nào áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa?
Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa được quy định tại Điều 100 Luật Quản lý ngoại thương 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:
- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.
- Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.
- Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật