Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được định nghĩa như sau:
Bản đồ địa chính là Bản đồ tỉ lệ lớn, lập theo ranh giới hành chính của từng xã, phường, thị trấn thể hiện từng thửa đất và số hiệu của thửa đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Về mặt quản lý nhà nước, bản đồ địa chính là cơ sở để triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; là một trong ba bộ phận hợp thành của hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, theo Điều 3 Luật Đất đai 2013, thì:
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Thực hiện việc chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính được pháp luật quy định tại Khoản 8 Điều 11 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
a) Trường hợp có bản trích đo địa chính theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 thì chuyển đổi các lớp đối tượng vào dữ liệu không gian địa chính;
b) Trường hợp có sơ đồ, bản trích đo địa chính chưa theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc bản đồ giải thửa dạng số thì chuyển đổi vào dữ liệu không gian địa chính và định vị trên dữ liệu không gian đất đai nền;
c) Trường hợp có sơ đồ, bản trích đo địa chính theo hệ tọa độ giả định hoặc bản đồ giải thửa dạng giấy thì quét và định vị trên dữ liệu không gian đất đai nền.
Trên đây là nội dung tư vấn về thực hiện việc chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 05/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật