Bến thủy nội địa là gì?

Cho tôi hỏi bến thủy nội địa là gì? -Thắc mắc của bạn Hùng (Bình Định)

Bến thủy nội địa là gì?

Bến thủy nội địa được định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quản lý cảng, bến thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến, khách ngang sông và bến chuyên dùng.

Theo đó, bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện thủy nội địa neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác.

Bến thủy nội địa gồm:

- Bến hàng hóa là bến xếp dỡ hàng hóa.

- Bến hành khách là bến đón trả hành khách.

- Bến tổng hợp là bến vừa xếp dỡ hàng hóa, vừa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

- Bến chuyên dùng là bến thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa.

- Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách từ bờ bên này sang bờ bên kia.

Tuy nhiên, hiện nay, Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BGTVT đã bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 31/2021/TT-BGTVT. Và hiện tại chưa có văn bản mới thay thế. Do đó bạn cần cân nhắc và áp dụng cho phù hợp.

Bến thủy nội địa là gì?

Bến thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông vận tải

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào