Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy
Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy được quy định tại Điều 13 Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
1. Bảo quản, bảo dưỡng
a) Mở hết các van phun nước, van ở dưới guồng bơm để thoát hết nước thừa trong bơm ly tâm;
b) Hút nước sạch vào đầy téc nước chữa cháy;
c) Kiểm tra các bộ phận li hợp, phanh, hộp số, hộp trích công suất, tay lái, trục các-đăng, cầu trước, cầu sau, mặt lốp và áp suất hơi lốp xe…;
d) Kiểm tra bên ngoài xe, vặn chặt ốc, bu lông bánh xe, may ơ…;
đ) Kiểm tra dầu bôi trơn, dầu thủy lực, nước làm mát, nhiên liệu để bảo đảm không bị rò rỉ; đổ thêm dầu, nước, nhiên liệu đúng tiêu chuẩn quy định;
e) Kiểm tra độ chùng của dây đai quạt gió, dây đai quạt máy nén khí, tình trạng bình điện, đèn, còi;
g) Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lăng, vòi phun, vòi hút, giỏ lọc nước, thang, mặt nạ... và lau chùi sạch sẽ các phương tiện, dụng cụ, sắp xếp đúng vị trí ở ngăn xe;
h) Rửa sạch bên ngoài xe, dưới gầm, lau chùi sạch máy bơm, động cơ, ca bin của lái xe, ca bin chiến sĩ, kính ca bin, đồng hồ, đèn chiếu sáng…;
i) Giặt quần áo chữa cháy, vòi và phơi khô.
2. Trường hợp phương tiện chữa cháy cơ giới có dùng nước mặn, nước bẩn hoặc thuốc bọt chữa cháy thì phải lau chùi, rửa sạch các bộ phận, phương tiện sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy như lăng, vòi, van thùng chứa thuốc bọt chữa cháy, hệ thống ống dẫn thuốc bọt chữa cháy, guồng bơm li tâm, cánh quạt, phớt làm kín trục bơm bằng nước sạch.
Trên đây là nội dung tư vấn về bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 52/2014/TT-BCA.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật