Tội từ chối khai báo theo Bộ luật Hình sự 2015

Tội từ chối khai báo được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Ngân, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi hành vi từ chối khai báo sẽ bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018). Hình phạt tù cao nhất áp dụng với người phạm tội là gì? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

Theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018) thì:

1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, từ chối khai báo, được hiểu là hành vi của người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự đã không đồng ý thực hiện nghĩa vụ khai báo trước cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trốn tránh để không thực hiện việc khai báo đó. Dấu hiệu đặc trưng bắt buộc của tội từ chối khai báo phải kèm theo dấu hiệu là việc từ chối hoặc trốn tránh đó phải “không có lý do chính đáng” thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Hình phạt tù cao nhất áp dụng với người phạm tội từ chối khai báo là 01 năm. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn về tội từ chối khai báo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại  Bộ luật Hình sự 2015.

Trân trọng! 

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào