Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di sản văn hóa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với di sản văn hóa? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Kim Yến hiện đang sống và làm việc tại Huế. Tôi hiện đang làm nhân viên tại bảo tàng về di sản văn hóa. Vì thế tôi đang tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di sản văn hóa. Ban biên tập cho tôi hỏi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với di sản văn hóa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di sản văn hóa được quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 79/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó: 

Về di sản văn hóa:

a) Trình cấp có thẩm quyền thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ việc xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam là Di sản thế giới; việc công nhận bảo vật quốc gia và cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản và phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa sau khi được phê duyệt;

d) Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có quy mô đầu tư lớn;

đ) Thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia; thẩm định dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật;

e) Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I, điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia; đưa di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nước theo quy định của pháp luật; xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; thỏa thuận xếp hạng bảo tàng hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật;

g) Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ; cấp phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản; cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của pháp luật;

h) Hướng dẫn thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật;

i) Xây dựng cơ chế, chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

k) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di sản văn hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 79/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào