Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội được pháp luật quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
1. Thường xuyên tổ chức giáo dục ý thức tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội thuộc phạm vi quản lý.
2. Phối hợp với các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội.
3. Công bố công khai tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội để người làm công tác xã hội biết và nghiêm túc thực hiện.
4. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để người làm công tác xã hội thực hiện tốt các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hành công tác xã hội.
5. Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của đối tượng liên quan đến việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác xã hội theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện tiêu chuẩn đạo đức nghề đối với người làm công tác xã hội thuộc phạm vi quản lý.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật