Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi Việt Nam trong trường hợp nào?
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi Việt Nam trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Cụ thể là:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp:
- Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
- Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
- Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật