Lập dự toán kinh phí bồi thường của Nhà nước từ 01/07/2018
Theo quy định tại Điều 61 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì:
1. Hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Bộ Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ngoài nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin liên quan đến kinh phí bồi thường của Nhà nước. Cụ thể là: Nguồn kinh phí bồi thường được lấy từ ngân sách Nhà nước và sẽ dùng để chi trả cho người bị thiệt hại và chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.
Trên đây là nội dung tư vấn về dự toán kinh phí bồi thường của Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng!