Xử lý hàng hóa khi không có người nhận trong vận chuyển bằng đường sắt
Xử lý hàng hóa khi không có người nhận trong vận chuyển bằng đường sắt được pháp luật quy định tạo Điều 46 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành như sau:
1. Hàng hóa không có người nhận được xử lý theo quy định tại Điều 106 của Luật Đường sắt.
2. Đối với hàng hóa mau hỏng, sau khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà không có người đến nhận thì được xem như hàng hóa không có người nhận. Doanh nghiệp được miễn trách nhiệm về việc hàng hóa bị hư hỏng, hao hụt và được làm thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo đó tại Điều 106 Luật đường sắt 2005 có quy định về việc xử lý khi không có người nhận trong giao thông đường sắt như sau:
1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cho người thuê vận tải biết hàng hoá, hành lý, bao gửi đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền gửi hàng hoá, hành lý, bao gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo ngay cho người thuê vận tải biết; mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.
2. Sau thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt báo cho người thuê vận tải mà không nhận được trả lời hoặc không nhận được thanh toán chi phí phát sinh thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền bán đấu giá hàng hoá, hành lý, bao gửi để trang trải chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật về đấu giá; nếu hàng hoá, hành lý, bao gửi thuộc loại mau hỏng hoặc chi phí ký gửi quá lớn so với giá trị hàng hoá, hành lý, bao gửi thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền bán đấu giá trước thời hạn quy định tại khoản này, nhưng phải thông báo cho người thuê vận tải biết.
3. Hàng hoá, hành lý, bao gửi thuộc loại cấm lưu thông hoặc có quy định hạn chế vận chuyển mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về xử việc xử lý hàng hóa khi không có người nhận trong vận chuyển bằng đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật