Kỳ hạn nhận hàng theo hình thức vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định như thế nào?

Kỳ hạn nhận hàng theo hình thức vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một nhân viên văn phòng làm việc tại một công ty tại TP Đà Nẵng, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Kỳ hạn nhận hàng theo hình thức vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Minh Nghi (minhnghi***@gmail.com)

Kỳ hạn nhận hàng theo hình thức vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định tại Điều 41 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành như sau:

1. Kỳ hạn nhận hàng bao gồm thời gian người nhận hàng tới ga, thời gian làm thủ tục nhận hàng hóa với doanh nghiệp, thời gian dỡ hàng hóa và mang hết hàng hóa ra khỏi ga.

2. Thời gian người nhận hàng tới ga và báo cho đại diện doanh nghiệp để làm thủ tục nhận hàng hóa được tính từ lúc nhận được tin báo cộng thêm thời gian đi tới ga và 02 giờ chuẩn bị. Ngay sau khi được doanh nghiệp báo tin hàng đến, người nhận hàng phải đến nhận hàng hóa và đưa ra khỏi ga trong kỳ hạn nhận hàng quy định.

3. Thời gian làm thủ tục nhận hàng hóa với doanh nghiệp là thời gian thực tế tính từ khi người nhận hàng xuất trình đủ giấy tờ hợp lệ cho doanh nghiệp làm thủ tục nhận hàng hóa cho tới khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục và bắt đầu giao hàng hóa.

4. Sau khi hoàn thành thủ tục nhận hàng hóa, người nhận hàng dỡ hàng và vận chuyển toàn bộ hàng hóa ra khỏi ga. Thời gian dỡ hàng hóa và vận chuyển toàn bộ hàng hóa ra khỏi ga do doanh nghiệp quy định và phải thông báo công khai.

5. Người nhận hàng không được quyền từ chối nhận hàng hóa khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến, trừ trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do lỗi của doanh nghiệp.

6. Quá kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải trả tiền phạt đọng toa xe, lưu kho bãi, bảo quản, di chuyển hàng hóa phát sinh nếu có.

7. Khi hàng hóa bị hư hỏng, biến chất do quá kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải tự chịu trách nhiệm.

8. Đối với hàng nguy hiểm thuộc loại dễ cháy, dễ nổ; chất độc, chất phóng xạ; thi hài, hài cốt khi quá kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng chưa nhận hoặc chưa đưa hết ra khỏi ga, doanh nghiệp phải báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về kỳ hạn nhận hàng theo hình thức vận tải bằng đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này. Bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào