Bị thu hồi vật liệu nổ quân dụng đã được trang bị trong trường hợp nào?
Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thu hồi vật liệu nổ quân dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018. Cụ thể là:
Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
b) Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;
c) Không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật này.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức được trang bị vật liệu nổ quân dụng có trách nhiệm sử dụng vật liệu nổ quân dụng đúng mục đích, đúng quy định; bảo quản vật liệu nổ quân dụng đúng chế độ, quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng; bàn giao lại vật liệu nổ quân dụng cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao; khi mang, sử dụng vật liệu nổ quân dụng phải mang giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ bị thu hồi vật liệu nổ quân dụng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị vật liệu nổ quân dụng chấm dứt hoạt động do bị giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức được trang bị vật liệu nổ quân dụng không còn nhu cầu sử dụng nữa;
- Vật liệu nổ được trang bị đã hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức được trang bị vật liệu nổ quân dụng không thuộc đối tượng được trang bị vật liệu nổ quân dụng.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thu hồi vật liệu nổ quân dụng đã được trang bị. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật