Việc giao nhận hàng hóa trong vận tải bằng đường sắt
Việc giao nhận hàng hóa trong vận tải bằng hình thức đường sắt được pháp luật quy định tại Điều 32 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành, như sau:
1. Hàng hóa đã được doanh nghiệp nhận chở khi doanh nghiệp đã nhận đủ hàng, làm xong thủ tục và giao cho người thuê vận tải liên 2 hóa đơn gửi hàng hóa. Bắt đầu từ thời điểm này (đối với hàng hóa không có người áp tải), trách nhiệm trông coi, bảo vệ an toàn đối với hàng hóa hoàn toàn thuộc doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Thông tư này.
2. Tùy theo tính chất của hàng hóa, doanh nghiệp và người thuê vận tải có thể thỏa thuận, lựa chọn một trong các hình thức giao nhận sau:
a) Giao nhận theo số lượng đơn vị hàng hóa bằng cách kiểm đếm;
b) Giao nhận theo thể tích: dùng dụng cụ đo lường để xác định thể tích hàng hóa trên toa xe;
c) Giao nhận theo trọng lượng: dùng cân để xác định trọng lượng hàng hóa có trên toa xe;
d) Giao nhận nguyên toa: bằng dấu hiệu niêm phong toa xe còn nguyên vẹn;
đ) Giao nhận theo đặc điểm của hàng hóa do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc giao nhận hàng hóa trong vận tải bằng hình thức đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật