Trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa trong vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định như thế nào?
Trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa trong vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định tại Điều 25 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành, như sau:
Trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa được quy định như sau:
1. Hàng lẻ do doanh nghiệp xếp, dỡ.
2. Hàng nguyên toa do người thuê vận tải tự xếp, người nhận hàng tự dỡ, trừ khi hợp đồng vận tải có quy định khác.
3. Nếu người thuê vận tải, người nhận hàng thuê doanh nghiệp xếp, dỡ thì người thuê vận tải, người nhận hàng phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát quá trình xếp, dỡ theo quy định đối với các loại hàng hóa sau đây:
a) Hàng nguy hiểm;
b) Động vật sống;
c) Hàng hóa thuộc loại tươi sống, mau hỏng phải có biện pháp bảo quản đặc biệt khi vận chuyển;
d) Hàng chất lỏng, hàng rời vận chuyển bằng toa xe chuyên dùng;
đ) Hàng phải xếp, dỡ bằng thiết bị đặc biệt;
e) Hàng siêu trường, siêu trọng.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc xếp hàng hóa đúng quy định về kỹ thuật xếp hàng hóa để bảo đảm tính nguyên vẹn và an toàn hàng hóa, trừ hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều này. Nếu người thuê vận tải xếp hàng hóa không đúng quy cách, doanh nghiệp có quyền yêu cầu sửa chữa cho phù hợp.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa trong vận tải bằng đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật