Nguyên tắc quản lý, sử dụng vật liệu nổ

Nguyên tắc quản lý, sử dụng vật liệu nổ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Kim Sơn. Tôi có tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến vật liệu nổ để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và học tập. Cho tôi hỏi, việc quản lý, sử dụng vật liệu nổ phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào? Cụ thể là các loại nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Kim Sơn (kimson*****@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 thì vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

- Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

- Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

Vật liệu nổ được phân thành hai loại: vật liệu nổ quân dụng và vật liệu nổ công nghiệp.

Vì tính chất nguy hiểm của vật liệu nổ nên Nhà nước đặc biệt quan tâm và kiểm soát hoạt động quản lý, sử dụng vật liệu nổ. Do đó, pháp luật bắt buộc trong hoạt động quản lý, sử dụng vật liệu nổ không được thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Cụ thể là:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

- Trang bị vật liệu nổ đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Người quản lý, sử dụng vật liệu nổ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định;

- Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vật liệu nổ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình;

- Sử dụng vật liệu nổ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường;

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vật liệu nổ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận;

- Vật liệu nổ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy;

- Vật liệu nổ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền;

- Vật liệu nổ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc quản lý, sử dụng vật liệu nổ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào