Nội dung của hợp đồng vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành. Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung trong hợp đồng sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Phạt vi phạm hợp đồng
- Các nội dung khác
Theo đó nội dung của hợp đồng vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định tại Điều 15 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành như sau:
Những nội dung của hợp đồng vận tải bao gồm:
1. Địa điểm, thời gian ký hợp đồng; tên, địa chỉ, số điện thoại, fax; tài khoản ngân hàng giao dịch của các bên.
2. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên cho từng công việc cụ thể để tổ chức vận chuyển, xếp, dỡ; hình thức giao, nhận; sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng; quy định bồi thường, thưởng, phạt.
3. Loại hàng hóa, khối lượng, tỷ trọng, tỷ lệ hao hụt, tính chất lý hóa, đặc điểm và biện pháp xử lý sự cố (nếu có) của hàng hóa;
4. Nơi đi, nơi đến.
5. Thời gian thực hiện hợp đồng.
6. Người nhận hàng.
7. Việc cấp toa xe để xếp hàng nguyên toa.
8. Giá trị hợp đồng có dự tính chi phí cần thiết cho quá trình vận chuyển và hình thức thanh toán.
9. Giải quyết tranh chấp.
10. Các thỏa thuận khác.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung của hợp đồng vận tải bằng đường sắt được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật