Trường hợp bất khả kháng trong giao thông đường sắt được hiểu như thế nào?
Trường hợp bất khả kháng trong giao thông đường sắt được quy đinh tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành như sau:
Trường hợp bất khả kháng là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù doanh nghiệp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trong vận tải đường sắt, trường hợp bất khả kháng xảy ra do thiên tai, địch họa, dịch bệnh hoặc vì lý do bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, tắc đường vận chuyển không do lỗi của doanh nghiệp, người thuê vận tải, người nhận hàng.
Như vậy, trường hợp bất khả kháng là trường hợp mà con người không thể biết trước, không thể khắc phục được những thiệt hại do khách quan gây ra như chiến tranh, lụt, bão, động đất, do hành động công quyền,
Trường hợp bất khả kháng trong giao thông đường sắt thường do thiên tai, thời tiết bất thường gây ra, hoặc các lý do khác mà các doanh nghiệp, người thuê vận tải, người nhận hàng không thể khắc phục được.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về trường hợp bất khả kháng trong giao thông đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 83/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật