Trả lại tài sản theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Theo quy định tại Điều 30 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì việc trả lại tài sản được quy định như sau:
1. Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
2. Việc trả lại tài sản bị tạm giữ, tịch thu trái pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc trả lại tài sản bị kê biên trái pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
4. Việc trả lại tài sản bị thu giữ trái pháp luật trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin liên quan đó là điều kiện để được trả lại tài sản, cụ thể: Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu sẽ được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ. Như vậy, điều kiện ở đây đó là khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản bị hủy bỏ thì mới có thể tiến hành trả lại tài sản theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ trả lại tài sản bao gồm hai vấn đề chính là:
Thông báo về việc trả lại tài sản.
Biên bản có chữ ký của người nhận lại tài sản, đại diện cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản và thủ kho nơi bảo quản tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn về trả lại tài sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trân trọng!