Xuất khẩu, nhập khẩu CNG khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu CNG đã hết thời hạn hiệu lực, xử lý như thế nào?
Xử lý hành vi xuất khẩu, nhập khẩu CNG khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu CNG đã hết thời hạn hiệu lực sẽ bị xử lý theo quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm d Khoản 3 và Khoản 4 Điều 57 Nghị định 67/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, như sau:
2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu CNG khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu CNG hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu CNG đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu CNG đã bị tước, bị thu hồi;
…
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
d) Đình chỉ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;
…
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;
Như vậy, đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu CNG khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu CNG đã hết thời hạn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng. Ngoài ra chủ thể có hành vi vi phạm còn bị áp dụng kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNG từ 01 tháng đến 03 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa là CNG.
Trên đây là những tư vấn về việc xử lý hành vi xuất khẩu, nhập khẩu CNG khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu CNG đã hết thời hạn hiệu lực. Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý độc giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật