Quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ được quy định như thế nào?
Quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ được quy định tại Điều 50 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó:
1. Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, bao gồm các loại hình sau đây:
a) Hợp tác xã;
b) Tổ hợp tác.
2. Tổ chức thủy lợi cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, dân sự và điều lệ hoặc quy chế được đa số thành viên của tổ chức thông qua và Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.
3. Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
4. Khi các tổ chức thủy lợi cơ sở có đủ năng lực thì thành lập liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở để nhận chuyển giao quản lý hệ thống dẫn, chuyển nước đấu nối với hệ thống thủy lợi nội đồng.
5. Đối với địa phương chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ được quy định như sau:
- Tổ chức thủy lợi cơ sở sẽ trực tiếp quản lý và khai thác công trình thủy lợi nhỏ;
- Tổ chức thủy lợi cơ sở sẽ được thành lập theo 02 loại hình là: hợp tác xã, tổ hợp tác;
- Tổ chức thủy lợi cơ sở thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Đối với địa phương không có tổ chức thủy lợi cơ sở thì Ủy ban nhân dân sẽ làm nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở.
Trên đây là tư vấn về quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật Thủy lợi 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật