Biểu định biên thuyền viên nhà hàng nổi được quy định như thế nào?
Biểu định biên thuyền viên nhà hàng nổi được quy định tại Khoản 7 Điều 19 Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và điều này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 04/2017/TT-BGTVT như sau:
Số TT |
Chức danh |
Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc |
||
Nhóm I |
Nhóm II |
Nhóm III |
||
1 |
Thuyền trưởng |
1 |
1 |
1 |
2 |
Thuyền phó |
1 |
1 |
|
3 |
Máy trưởng |
1 |
1 |
1 |
4 |
Máy phó |
1 |
1 |
|
5 |
Thủy thủ |
2 |
1 |
1 |
6 |
Thợ máy |
1 |
1 |
1 |
|
Tổng cộng |
7 |
6 |
4 |
Theo đó, nhà hàng nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện.
Và Điều 17 Thông tư này quy định về định biên như sau:
1. Các biểu quy định tại Điều 19 của Thông tư này là định biên an toàn tối thiểu chức danh thuyền viên trên phương tiện phù hợp với hạng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn để điều khiển phương tiện theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014, sau đây gọi chung là biểu định biên thuyền viên.
2. Chủ phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ số lượng các chức danh thuyền viên trên phương tiện bằng hoặc nhiều hơn số thuyền viên quy định tại Điều 19 của Thông tư này; trường hợp phương tiện hoạt động quá một ca làm việc trong một ngày, chủ phương tiện có trách nhiệm tổ chức, bố trí lao động phù hợp để đảm bảo đúng thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn về biểu định biên thuyền viên nhà hàng nổi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 47/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật